Phân Biệt Tràm Gió và Tràm Trà (80% các bạn chưa biết)

Phân Biệt Tràm Gió và Tràm Trà (80% các bạn chưa biết)

TRÀM GIÓ VÀ TRÀM TRÀ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Trong bài viết này mình muốn chia sẻ với mọi người cách nhận biết giữa tinh dầu Tràm Gió và Tràm Trà. Đây là 2 loại Tràm phổ biến được dùng để chiết xuất tinh dầu. Tuy nhiên có nhiều người chưa biết công dụng của từng loại như thế nào?

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về cây Tràm Gió và Tràm Trà:

Phân Biệt Tràm Gió và Tràm Trà (80% các bạn chưa biết)

Những điều cần biết về Cây Tràm gió:

Tràm Gió: Là loại cây thuộc họ Sim, thân cây gỗ nhỏ cao từ 1-5m thường mọc thành rừng tự nhiên. Lá hình mác, hẹp và dày, có mùi thơm đặc trưng khi bị vò nát. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành, nở vào mùa xuân và mùa hè.

HÌnh ảnh cây Tràm Gió
Hình ảnh cây Tràm gió

Cây tràm gió (Melaleuca leucadedron L) chủ yếu phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Philippines. Ở Việt Nam, cây Tràm gió thường được tìm thấy ở khu vực miền Nam như Cà Mau, Kiên Giang, và An Giang và đặc biệt là khu vực miền Trung từ Huế đến Quảng Bình được phân bổ loại Tràm gió tự nhiên cho chất lượng tinh dầu rất cao.

Tinh dầu Tràm gió thường dùng để trị bệnh. Xoa bóp chống nhức mỏi cơ thể, đau nhức, tê thấp, phòng và điều trị cảm cúm và ngạt mũi, chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá, … Đặc biệt Tinh dầu Tràm gió thường được dùng cho em bé và sản phụ vì dịu mát và tính kháng khuẩn rất cao, giúp giữ ấm cơ thể cho bé và mùi hương dễ chịu.

Tinh dầu Tràm Gió Hoa Nén
Tinh dầu Tràm Gió Hoa Nén

Thành phần hóa học của Tinh dầu Tràm gió:

Tinh dầu Tràm gió (Melaleuca cajuputi) chứa nhiều thành phần hóa học có giá trị dược liệu. Các thành phần chính bao gồm:

  • 1,8-Cineole (Eucalyptol): Đây là thành phần chính của tinh dầu tràm gió, chiếm từ 45-60% tổng lượng tinh dầu, Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, và giúp thông thoáng đường hô hấp.
  • α-Terpineol: Chiếm khoảng 5-12% trong tinh dầu, Có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, và chống oxy hóa.
  • Limonene: Chiếm khoảng 5-10% trong tinh dầu, Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, và làm dịu da. và một số thành phần khác như Pinene, Terpinene, Linalool…

Công Dụng:

Nhờ vào các thành phần này, tinh dầu tràm gió có nhiều ứng dụng trong y học và chăm sóc sức khỏe, bao gồm điều trị các bệnh về hô hấp, kháng viêm, giảm đau, và chăm sóc da.

Những điều cần biết về Cây Tràm trà:

Cây Tràm Trà (Melaleuca alternifolia) là một loài cây thuộc họ Sim, Thân cây thường cao từ 3-7 mét, với vỏ cây có màu trắng, mỏng và bong tróc. Lá nhỏ, hẹp, mọc đối xứng, có mùi thơm đặc trưng khi bị vò nát. Hoa màu trắng hoặc hồng nhạt (Xem hình ảnh ở trên).

Tràm trà chủ yếu phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Úc. Ở Úc, cây tràm trà mọc tự nhiên ở các vùng đất ngập nước, ven sông và các khu vực đầm lầy.

Tinh dầu tràm trà có mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu này có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, và chống viêm, được sử dụng rộng rãi trong y học và mỹ phẩm, được dùng phổ biến trong làm đẹp giúp trị mụn, sáng da, mờ vết thâm, hạn chế da bóng nhờn, chăm sóc tóc, trị gàu,…Tinh dầu này cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, xà phòng, kem dưỡng da, và nước súc miệng.

Tinh dầu Tràm Trà
Tinh dầu Tràm Trà

Thành phần hóa học của tinh dầu tràm trà:

  • Terpinen-4-ol: Thành phần chính, chiếm từ 30-40%, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, và chống viêm.
  • γ-Terpinene: Chiếm khoảng 10-28%, có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn.
  • α-Terpinene: Chiếm khoảng 5-13%, có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm.
  • 1,8-Cineole (Eucalyptol): Chiếm khoảng 5-10%, có tác dụng thông thoáng đường hô hấp và kháng khuẩn.

Công Dụng:

Cây tràm trà không chỉ có giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong y học và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ngoài da và nhiễm trùng.

Sự khác nhau giữa Tràm gió và Tràm trà:

Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận dạng được cây Tràm gió và Tràm Trà. Tuy nhiên điều chúng ta cần nhận biết đó là công dụng của tinh dầu Tràm gió và Tràm trà, chúng đều là những dược liệu thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những đặc tính riêng của mỗi loại phù hợp cho nhu cầu của mỗi người. Chúng ta cần nắm rõ điểm khác nhau này để có thể sử dụng đúng nhu cầu và mục đích của mình.

Tinh dầu Tràm gió:

Thành phần chính: 1,8-Cineole (Eucalyptol) chiếm từ 45-60%, α-Terpineol, Limonene, β-Pinene, γ-Terpinene… Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, thông thoáng đường hô hấp. Thường được dùng trong y học dân gian và hiện đại. Đặc biệt là dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. (Xem thêm công cụng và cách sử dụng tinh dầu Tràm gió)

Tinh dầu Tràm trà:

Thành phần chính: Terpinen-4-ol chiếm từ 30-40%, γ-Terpinene, α-Terpinene, 1,8-Cineole (Eucalyptol). Được sử dụng rộng rãi trong y học và mỹ phẩm, đặc biệt trong điều trị các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da.

Mua tinh dầu Tràm gió ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu trên thị trường và chúng ta dễ dang tìm thấy trên các trang TMĐT, Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và tính an toàn khi sử dụng các loại Tinh dầu bạn nên lựa chọn các sản phẩm đến từ những thương hiệu có uy tín. Hoa Nén là một trong những thương hiệu tinh dầu Tràm nổi tiếng ở Việt Nam.

Hoyenheal là Nhà phân phối lớn nhất của Hoa Nén tại Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp các sản phẩm tinh dầu với giá tốt nhất và bằng sự tận tâm phục vụ khách hàng. HoYen luôn được khách hàng tin tưởng, yêu thương khi đã mua và sử dụng sản phẩm của Hoa Nén cũng như những sản phẩm mà Hồ Yến đã phân phối.

Trên đây là bài viết giới thiệu về một số đặc điểm của Tràm gió và Tràm trà cũng như sự khác nhau của 2 loại tràm này. Hy vọng qua những thông tin trên các bạn có thể phân biệt được 2 loại Tràm này cũng như biết được công dụng của tinh dầu Tràm gió và Tràm trà giúp bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu mua tinh dầu thiên nhiên hãy liên hệ ngay với Hồ Yến để được tư vấn thêm hoặc có thể giới thiệu cho những người thân yêu trong gia đình, bạn bè khi họ cần. Biết ơn bạn đã xem bài viết này!

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button