Category Archives: Chia sẻ về Sản Phẩm của Khoáng Tươi ViBa

Các sản phẩm của ViBa với thành phần chính là Khoáng tươi kết hợp với nguyên liệu nguồn gốc thiên nhiên được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,.. được sản xuất tại nhà máy hiện đại đạt chuẩn CGMP- ASEAN và ISO 22716 do tổ chức SGS công nhận với đầy đủ hồ sơ chứng nhận an toàn, được cấp phép bởi Bộ Y Tế.
Từ thiên nhiên và vì thiên nhiên: Thành phần chính của các sản phẩm là nguồn Khoáng tươi thiên nhiên, ViBa luôn đề cao tình yêu và sự gần gũi với thiên nhiên, từ đó lan toả lối sống bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.

Các vị trí mụn trên khuôn mặt nói lên điều gì?

Mụn thường được hiểu là vấn đề da liễu xuất hiện phổ biến ở nhiều độ tuổi (Đặc biệt là tuổi dậy thì). Vậy từng vị trí mụn trên mặt và cơ thể nói lên được điều gì? Tùy theo dạng mụn cũng như là vị trí mọc mà chúng có thể là biểu hiện của bệnh trong người. Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây.

Mụn hay mụn trứng cá là các vấn đề da liễu phổ biến, thường do các nguyên nhân gây mụn bên ngoài cơ thể như vệ sinh da không sạch, dị ứng với mỹ phẩm,… Tuy nhiên, mụn cũng có thể là biểu hiện từ bên trong. Tùy vào vị trí mụn trên mặt, ở má, ở cằm chúng ta có thể đoán được các vấn đề sức khỏe của người bị mụn và đưa ra cách trị mụn triệt để nhất.

1. Các vị trí mụn trên khuôn mặt của bạn nói lên điều gì?

Có nhiều người đã từng tự hỏi: Các vị trí mụn trên khuôn mặt nói lên được điều gì? Vị trí mọc mụn liệu có cảnh báo vấn đề nào về sức khỏe hay không? trong khi nhiều người cho rằng, mụn là do nội tiết hoặc do môi trường ô nhiễm? Đối với tất cả chúng ta, việc thi thoảng nổi một vài mụn nhỏ, đặc biệt trên khuôn mặt là điều không còn quá xa lạ. Theo các chuyên gia về thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, mặt là khu vực nổi mụn phổ biến nhất. Từ má, trán, cằm, mũi đến lông mày và quanh mép,… tất cả đều có thể là nơi mụn mọc lên. Ngoài ra theo Y Học Cổ Truyền, mỗi vị trí mụn trên mặt lại phản ánh những bệnh lý khác nhau của cơ thể. Do đó, một bản đồ mụn (Face Mapping) đã được hình thành. Theo bản đồ này thì vị trí của mụn trên từng phân vùng má, trán, tai, cằm, mũi,… trên khuôn mặt sẽ có mối quan hệ mật thiết với một cơ quan bên trong cơ thể. Và khi những đốm mụn nổi lên vị trí nào là sẽ báo hiệu cơ quan tương ứng đang gặp vấn đề sức khỏe.

Vị trí mụn nói lên tình trạng sức khỏe

Cụ thể, theo những cảnh báo trên bản đồ mụn thì mụn ở má là xuất phát từ nguyên nhân dạ dày hoặc phổi của bạn đang gặp “rắc rối”. Mụn xuất hiện trên trán là do gan hoặc vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Trong khi đó, những đốm mụn trong tai lại là biểu hiện về vấn đề của thận.

Vậy nên, nếu thực sự hiểu về các vị trí mụn trên mặt hoặc cơ thể, chúng ta sẽ có nhiều cách để chữa trị triệt để và dứt điểm mụn. Ngoài các cách thức tác động ngoài da thì việc làm mát gan, thận hay là chú ý đến tiêu hóa, dạ dày cũng có những ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ giảm mụn nhanh chóng.

2. Các vị trí mụn và cảnh báo tình trạng sức khỏe

Như đã đề cập ở phần trên, các vị trí mụn trên khuôn mặt có thể cảnh báo chúng ta về những vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận tương ứng trên cơ thể. Vậy cụ thể, những cảnh báo đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu.

2.1. Mụn ở má

Mụn mọc ở má rất thường gặp vì khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây nên mụn trên má.

Mụn ở má rất thường gặp vì đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn

Nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái là những vấn đề liên quan đến gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể do đó dẫn đến tích lũy chất độc và gây ra mụn. Để hạn chế tình trạng mọc mụn ở má trái, các chuyên gia da liễu khuyên:

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như bia, rượu hoặc cà phê.
  • Bổ sung các thực phẩm mát gan và hỗ trợ thải độc như khổ qua, dưa chuột và bí đao,…

Tất nhiên, vi khuẩn và bụi bẩn vẫn là những nguyên nhân bên ngoài khiến cho mụn mọc nhiều trên má. Nhưng nếu xét theo Face Mapping thì những ổ mụn nằm tại má phải là dấu hiệu cảnh báo liên quan tới sức khỏe của phổi. Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hệ lụy của việc tiêu thụ thuốc lá với số lượng vượt mức cho phép. Để hạn chế mụn mọc ở má phải:

  • Sử dụng một số thực phẩm như cà chua táo và tỏi,…
  • Hạn chế ăn vào đồ ngọt như kẹo, bánh, trà sữa,…
  • Bỏ hút thuốc lá. Thói quen này khó có thể bỏ được ngay nhưng hãy cố gắng hết sức để giảm dần và cai hẳn.
  • Hãy luyện thói quen dậy sớm để thư giãn với không khí trong lành. Điều này rất tốt cho phổi bởi nó bơm thêm một lượng không khí sạch giúp phổi được hoạt động tốt hơn.

2.2. Mụn ở cằm

Mụn trứng cá và mụn bọc có thể tập trung nhiều ở cằm. Khu vực này nổi mụn báo hiệu cơ thể rối loạn nội tiết tố hoặc những vấn đề liên quan đến thận. Bên cạnh đó, thói quen chống tay vào cằm cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn tích tụ và phát sinh mụn. Để hạn chế mụn mọc ở cằm, chúng ta cần:

  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để duy trì chức năng bài tiết của thận.
  • Hãy bỏ thói quen chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ, nặn những nốt mụn ở cằm.

Ăn nhiều thực phẩm mát giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ thải bỏ độc tốt như khổ qua (mướp đắng), bí đao, rau dền…

2.3. Mụn ở quanh miệng

Khu vực quanh miệng theo như face mapping có liên quan chặt chẽ tới hệ tiêu hóa. Trong đó, ruột và gan là những cơ quan chính tác động đến việc nổi mụn ở quanh miệng của bạn. Một chế độ ăn thiếu lành mạnh với nhiều thực phẩm cay, nóng và chế biến nhiều lần với dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của ruột và gan. Tiêu hóa kém sẽ khiến cho độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành lên những nốt mụn quanh vùng miệng. Bên cạnh đó, mụn đinh râu ở miệng khá là nguy hiểm và thường phát sinh khi chức năng ruột và gan gặp trục trặc. Để hạn chế mụn ở khu vực này, chúng ta nên:

  • Thay đổi thói quen từ việc sử dụng đồ ăn đóng hộp sang thực phẩm chế biến tươi sống.
  • Cách chế biến cũng nên lưu ý và hạn chế tối đa đường, muối trong các món ăn. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên các món luộc, hấp.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả trong khẩu phần mỗi bữa ăn để giúp cung cấp đủ vitamin và chất xơ cho cơ thể.
  • Không nên ăn quá nhiều vào bất kì bữa nào trong ngày và chỉ nên ăn vừa đủ. Nhất là bữa tối nên ăn ít đi để cho hệ tiêu hóa làm việc tốt.
Bổ sung vitamin và chất xơ có trong rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng mụn ở mặt

2.4. Mụn ở trán

Bị mụn ở trán được cho là hệ quả khi cơ thể bạn tích tụ nhiều độc tố. Chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa không tốt cùng với những căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần là nguyên nhân chính khiến cho vùng trán mọc nhiều mụn. Nếu để ý thì mụn mọc trên trán còn kèm theo những triệu chứng hay dấu hiệu khác khác như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ,… Người mọc mụn ở trán cũng cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giấc ngủ cũng phần nào bị ảnh hưởng. Cách hạn chế mụn mọc ở trán cũng tương tự như cách hạn chế mụn mọc ở vùng má, đó là:

  • Sử dụng một số thảo dược mát gan như trà râu ngô, hạt sen,… uống hàng ngày thay cho nước lọc.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường để đạt được hiệu quả tốt.
  • Ăn nhiều rau của màu xanh sẽ tốt cho hệ tiêu hóa như rau cải, súp lơ xanh…
  • Hạn chế tối đa sử dụng bia, rượu, coffee và các chất kích thích khác.

2.5. Mụn mọc trên gò má

Nguyên nhân khiến mụn mọc ở gò má là do đường ruột bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ bài tiết và thải độc của thành ruột. Khi đó, người bệnh có thể thường xuyên gặp phải hiện tượng như chướng bụng, sôi bụng, đầy hơi…. Cách khắc phục tình trạng này là:

  • Loại bỏ những đồ ăn khó tiêu và gây chướng bụng như: Hành củ, dưa hấu, rượu bia, nước ngọt có ga, đồ ăn chiên rán hoặc các loại đậu,…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho tiêu hóa trong khẩu phần ăn như: Sữa chua, dưa muối bắp cải, bông cải xanh, táo,…

2.6. Xuất hiện mụn bọc, đầu đen ở mũi

Mũi là khu vực dễ gặp phải những đốm đen li ti, mụn cám và cả những ổ mụn nhọt sưng đỏ nhất. Đây là vị trí liên kết mật thiết đối với tim và phổi khi xét theo bản đồ trị mụn. Việc đầu mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy sẽ cảnh báo trực tiếp tim, phổi đang gặp vấn đề. Vì thế, mà chúng ta cần phải hết sức để ý và quan sát thường xuyên vùng mũi của mình để sớm nhận ra các vấn đề về sức khỏe, bên cạnh đó:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
  • Bổ sung các loại cá béo cùng các loại hạt vào khẩu phần ăn thường ngày để tăng lượng chất béo omega-3.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc các thực phẩm lên men như dưa chua muối, kim chi, cà,….
  • Kiểm tra và đo huyết áp, tim mạch thường xuyên theo định kỳ.

Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng mặt. Những nguyên nhân bên ngoài khiến mụn mọc là do vệ sinh không đảm bảo, tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, chất bẩn khiến các nang lông bị viêm và hình thành mụn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc mọc mụn cũng cảnh báo chúng ta về những vấn đề sức khỏe liên quan đến các cơ quan tương ứng như tim, gan, phổi, thận…. Do đó hiểu được nguyên nhân gây mụn và biết cách chăm sóc da từ bên ngoài cũng như bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể từ bên trong sẽ giúp chúng ta chăm sóc da tốt hơn và điều trị mụn một cách hiệu quả.

Serum trị nmụn thông minh VIBA

Để hiểu thêm về các sản phẩm chăm sóc da thường ngày cũng như Serum trị mụn hiệu quả giúp các bạn tự tin hơn. Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây hoặc liên hệ trực qua zalo, facebook để được tư vấn thêm.

Nguồn tham khảo: wellcare.vn

Related Posts
Cấp nước và Dưỡng ẩm khác nhau hay là một?

Cấp nước và Dưỡng ẩm khác nhau hay là một?

Cấp nước và Dưỡng ẩm khác nhau hay là một?

1- Cấp nước ( Hydratting)

  • Biểu hiện của da thiếu nước:
  • Lỗ chân lông to.
  • Da xỉn màu, bề mặt sần sùi.
  • Da tiết dầu nhiều hơn bình thường.

Cấp nước là quá trình đưa nước vào sâu bên trong các tế bào da bằng các sản phẩm chăm sóc có hàm lượng nước lớn, thường ở dạng lỏng dễ thẩm thấu như nước khoáng dạng xịt, thấm hút nhanh, không gây nhờn dính sau khi sử dụng và mọi loại da đều cần cấp nước, đặc biệt là vào mùa hè da dễ bị mất nước nhiều hơn thì càng phải được cấp nước kỹ càng hơn.

Cấp nước và Dưỡng ẩm khác nhau hay là một?

Da hỗn hợp và da thiên dầu càng phải cấp nước đầy đủ, để các tuyến dầu sẽ được kiểm soát và da từ đó cũng không còn nhờn rít nữa.

Có 2 cách để kiểm soát lượng dầu tiết trên da: kiềm dầu hoặc cấp nước. Sử dụng kiềm dầu là giải pháp tạm thời. Cấp nước mới là giải quyết vấn đề từ sâu bên trong. Nên chọn cấp nước thường xuyên bằng xịt khoáng để có làn da khoẻ mạnh và đẹp hơn.

2- Dưỡng ẩm ( moisturizing)
Biểu hiện da thiếu ẩm:

  • lỗ chân lông nhỏ
  • Da khô căng
  • Bề mặt da bong tróc nứt nẻ.

Dưỡng ẩm cho da là ngăn chặn hiện tượng mất nước đồng thời tạo một”lá chắn” độ ẩm trên bề mặt da.

Dưỡng ẩm là một bước dưỡng da cần thiết. Nếu da khô thì dùng kem ẩm cả ban ngày lẫn đêm, còn da dầu thì 1 lần vào ban đêm là tốt rồi.

👉👉Tóm lại, cấp nước là bơm thêm nước vào trong da, còn dưỡng ẩm là giữ độ ẩm ở lại, không bị bốc hơi đi.

Chúng ta cần kết hợp đầy đủ cả 2 việc cấp nước và cấp ẩm để làn da luôn ở trạng thái đầy đủ độ ẩm và căng mượt, tươi trẻ.

Related Posts
Vị trí mọc mụn trứng cá và các vấn đề liên quan

Vị trí mọc mụn trứng cá và các vấn đề liên quan

1. Mụn ở trán: Mụn ở vùng trán có có thể được gây ra bơi một số vấn đề tiêu hóa, vấn đề về ruột non, các vấn đề về gan, mức độ căng thẳng, treet, chu kỳ giấc ngủ bất thường, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và thậm chí phản ứng với các sản phẩm tóc. Để phòng chống mụn trứng cá mọc ở trán thì bạn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, uống nhiều nước để cơ thể giải độc tốt, xả tress, xem lại thực đơn của bạn để biết được thực phẩm nào châm ngòi mụn và kiểm tra một số sản phẩm dùng trên khuôn mặt hay mai tóc có gây kích ứng da hay không.

2. Mụn ở vùng thái dương và lông mày

Mụn trứng cá xuất hiện xunh quanh mắt có thể là do máu lưu thông kém, các vấn đề về túi mật, hoặc chế độ ăn quá nhiều chất béo, thực phẩm chế biến hoặc uống nhiều rượu bia. Cách phòng tránh là uống nhiều nước để cơ thể giải độc tốt, theo dõi thực đơn hằng hằng để phát hiện là loại thức ăn nào châm gòi mụn.

3. Mụn ở mũi

Mụn trên mũi có thể là do ăn uống kém, táo bón, đầy bụng, mất cân bằng tiêu hóa, khó tiêu, lưu thông máu kém. Để phòng tránh bạn cần bổ sung vitamin B, tăng cường ăn nhiều loại rau quả để thúc đẩy sức khỏe tim mạch, massage khu vực mũi để máu lưu thông tốt để giảm mụn.

4. Mụn ở hai má

Mụn mọc ở má có thể do phổi, các vấn đề về gan, ăn quá nhiều dư chất, cẳng thẳng, đau bao tử, điện thoại bẩn, gối hoặc hoặc cọ trang điểm bẩn. Cách phòng ngừa giữ cho da sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh khu vực sinh hoạt và làm việc sạch sẽ, thường xuyên giặc bao gối, và lau màn hình điện thoại sạch sẽ, hạn chế làm việc quá sức và căng thẳng.

5. Mụn ở miệng và môi

Mụn ở vùng này có thể được gây bỡi táo bón, ăn nhiều thức ăn có gia vị hay đồ chiên và có thể phản ứng với kem đánh răng. Cách phóng ngừa là hạn chế ăn đò cay, nhức ăn nhiều gia vị, đồ chiên nên ăn nhiều chất xơ, trái cây và rau quả để có được làn da khỏe mạnh

6. Mụn ở cằm

Mụn mọc ở cằm có thể do các vấn đề về nội tiết tố, vấn đề phụ khoa, sự mất cân bằng thận, tay hay sờ lên cằm hoặc tay nhiễm kem đánh răng. Cách phòng ngừa có chế độ nghĩ ngơi hợp lý, uống nước nhiều để giải độc cho cơ thể. tránh các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, omega 3 để cân bằng hooc môn trong cơ thể, hạn chế để tay lên cằm, trừ khi tay đã được làm sạch.

7. Mụn mọc ở tai

Đôi tai có liên kết chặt chẽ với thận. Nếu thận hoạt động không đúng hoặc nhận không đủ chất dinh dưỡng và nước, mụn nhọt sẽ lớn lên và xuất hiện giai dẳng trên bề mặt của tai. Để tránh điều bạn nên uống nhiều nước, tránh uống các đồ uống có chứa ga, caffein, không ăn mặn. Hi vọng qua bài này các bạn có thể để dàng xác định hơn về vị trí mụn mọc của mình để có giải pháp hợp lý.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp nhé!

Related Posts